5 KINH NGHIỆM THIẾT KẾ BẾP VỪA ĐẸP, VỪA THUẬN TIỆN KHI SỬ DỤNG

5 KINH NGHIỆM THIẾT KẾ BẾP VỪA ĐẸP, VỪA THUẬN TIỆN KHI SỬ DỤNG

Thứ hai, 26/04/2021, 08:55 GMT+7

1. Thiết kế " Tam giác công năng" hợp lý

" Tam giác công năng" có thể hiểu là 3 khu vực sau"

- Kho/lưu trữ (như tủ lạnh, tủ kho)

- Rửa/ sơ chế ( chậu rửa, bàn sơ chế)

- Chế biến ( bếp từ, hút mùi, lò nướng,...)

Tam giác công năng nên có sự kết hợp chặt chẽ và thuận tiện cho quy trình nấu nướng.

Ví dụ: Tủ lạnh nên được thiết kế gần chậu rửa, khoảng cách từ chậu rửa đến khu vực chế biến nên được rút ngắn. 


Thiết kế bếp với tam giác công năng hợp lý để thuận tiện trong quá trình sử dụng. 

Các vật dụng có thể hỗ trợ thêm cho khu vực tam giác công năng thường bao gồm: Giá để bát đĩa cho khu rửa, ngăn đựng dao thớt gần khu sơ chế, ngăn kéo xooang nồi đặt gần bếp để tiện nấu nướng,... Máy rửa bát thường nằm ngay sát chậu rửa để đi chung đường nước, và bên cạnh máy rửa chén nên có ngăn kéo đựng bát đĩa để tiện cho việc sắp xếp và lưu trữ bát đĩa sau này. 

Xem thêm: http://legiainteriors.vn/vn/15-xu-huong-thiet-ke-noi-that-moi-nhat-1617157251-1617157299.html

2. Lưu ý vị trí đường thoát nước

Vị trí đường thoát nước thuộc về vấn đề kỹ thuật và gần như rất khó để thay đổi. Nếu đường ống thoát nước được thiết kế theo trục thẳng thì có thể giấu bên trong tủ bếp, còn nếu đổi sang hướng khác ( bên ngoài tủ bếp) thì cần nâng sàn hoặc dùng biện pháp khoan rút lõi bê tông để đào đường cống thoát nước. Việc nâng sàn khiến mặt bằng chung của căn nhà bị chênh lệch, gây bất tiện và nguy hiểm cho sinh hoạt, khoang rút lõi là cách xử lý trong trường hợp bất đắc dĩ, đặc biệt với nhà chung cư không phải lúc nào cũng được cho phép

Đảm bảo vị trí đường ống thoát nước được thiết kế đúng cách để không gây ra trở ngại trong sinh hoạt sau này. 

Để tránh ra những trường hợp như trên, gia chủ nên thảo luận thuật kỹ với KTS hoặc tham khảo cách thiết kế bếp hợp lý trước khi bắt tay vào thi công và xây dựng

3. Lựa chọn vật liệu hoàn thiện bếp phù hợp

Nên dùng những vật liệu dễ làm sạch, có độ bền cao khi tiếp xúc với nhiệt độ và nước. Tủ bếp dưới có thể cân nhắc dùng thùng tủ bằng ván nhựa ( picomat hoặc tương đương), tủ trên vẫn nên dùng gỗ công nghiệp MFC hoặc MDF vì độ chắc chắn và ăn vít tốt hơn nhựa, giá thành cũng rẻ hơn. Nếu dùng gỗ tự nhiên, gia chủ nên cân nhắc các loại gỗ mềm, ít co ngót ( do bếp là khu vực nhiệt độ của máy móc khá cao, lại nhiều hơi nước).

Vật liệu hoàn thiện bếp ảnh hưởng đến độ bền của bếp về lâu dài.

4. Liệt kê thiết bị bếp cần dùng trước khi thiết kế

Ngoài các thiết bị chính như bếp từ, hút mùi, tủ lạnh, chậu rửa, tất cả các thiết bị bếp còn lại, nên có danh sách liệt kê bao gồm: mẫu mã, chủng loại,....để sắp xếp vị trí lưu trữ trong tủ.

Đối với máy lọc nước, nên lắp dưới chậu rửa, và nên dành 1 khoang riêng với kích thước 1.5mx0.8m cho hệ thống lọc tổng bởi bộ phận này rất lớn và tốn diện tích.

​​​​

Thiết bị điện tử được sử dụng trong bếp nên được liệt kê rõ ràng trước khi thiết kế và thi công.

Lưu ý nhỏ cho khu vực chậu rửa: Nên dùng chậu âm bàn, gia chủ nên chọn đá nhân tạo loại cứng và khoảng chậu rửa để rộng 90cm ( thay vì 80cm) để thợ gắn chậu rửa có chỗ thao tác.

Xem thêm: http://legiainteriors.vn/vn/cach-bai-tri-thong-minh-trong-gian-bep-chat.html

5. Các phụ kiện trong bếp

Với phụ kiện bếp, nên sử dụng các loại phụ kiện chính hãng, để đảm bảo độ lâu bền. Phụ kiện bao gồm những thứ không thể thấy ngay.

Ví dụ: Tay nâng, giá bát nâng hạ, bản lề, giá xooang nồi bát đĩa, thùng rác gắn cánh( tùy nhu cầu gia chủ), ....

Không nên dùng các phụ kiện như: Thùng gạo gắn cánh, giá xoay góc,...bởi những phụ kiện này chưa tối ưu và khá "mong manh" trong khi sử dụng. 

( Nguồn sưu tầm)

Ý kiến bạn đọc